PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HỒNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN THANH HÀ

TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HỒNG

 

 

Số: 01 /QĐ-THTH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

  Thanh Hồng, ngày 10 tháng 01 năm 2025

QUYẾT ĐỊNH

(V/v thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm 2025)

 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HỒNG

     Căn cứ Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Chính phủ Về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

       Căn cứ  Quyết định số 2162 /QĐ-UBND ngày  30/6/2022 của UBND huyện Thanh Hà về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2022-2025.

       Căn cứ Quyết định số 4214/QĐ-UBND ngày 20/12/2024 của UBND huyện Thanh Hà về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triểm kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;

       Căn cứ Quyết định số 4480/QĐ-UBND  ngày 31/12/2024 của UBND huyện Thanh Hà về việc giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách  nhà nước trong đơn vị sự nghiệp  Giáo dục và Đào tạo thuộc huyện năm 2025;

      Căn cứ vào biên  bản số 02/BB-THTH ngày 10  tháng  01 năm 2025 của trường Tiểu học Thanh Hồng về việc họp Hội đồng nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm 2025.

                                                    QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm  theo Quyết định này là Quy chế chi tiêu nội bộ của Tr­ường Tiểu học Thanh Hồng năm 2025.

Điều 2: Quy chế chi tiêu nội bộ của Tr­ường Tiểu học Thanh Hồng được áp dụng đối với mọi hoạt động của trường trong phạm vi năm 2025.

Điều 3: Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể, các thành viên trong trường Tiểu học Thanh Hồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01//2025.                                                                      

Nơi nhận :

- PTC-KH( báo cáo )

- KBNNThanh Hà

- Lưu VT                                                                          Hiu trưởng

                                                                        (Đã ký)

                                                                   Nguyễn Thị Tuyết                                                  

                                                          

UBND HUYỆN THANH HÀ

TRƯỜNG TH THANH HỒNG

 

 

    Sè: 01/QCCTNB-THTH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

         

 

Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ-THTH, ngày 10/01/2025

 của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hồng)

 

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

Trường Tiểu học Thanh Hồng là đơn vị sự nghiệp nhóm 4 theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.

1. Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm thực hiện chế độ dân chủ của đơn vị, nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính của thủ trưởng, tạo quyền chủ động và khuyến khích cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Quy chế chi tiêu nội bộ nhàm đảm bảo công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.

3. Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị được công bằng và thống nhất, khuyến khích tăng thu tiết kiệm chi, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. 

4. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, và các cơ quan Thanh tra, kiểm tra theo quy định.

5. Đối với nội dung chi không quy định tại quy chế này được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Điều 2: Cơ sở pháp lý để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

1. Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 06/12/2019 của Quốc Hội về quy định làm thêm giờ (khoản 2 điều 107).

2. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua, khen thưởng.

  3. Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

  4. Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020, quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

       5. Nghị định số 115/2020/CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng công chức, viên chức; Nghị định số 85/2023 ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức.

  6. Nghị định 60/2021/NĐ- CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

       7. Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

        8. Nghị định 24/2024/NĐ – CP ngày 27/02/2024  của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

9. Thông tư số 33/2005/TT-BGD& ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

       10. Thông tư số 01/2006/TTLT-BGD-BNV-BTC ngày 23/01/2006 về chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập

      11.Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT - BGDĐT - BNV - BTC ngày 08/03/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

      12. Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính quy định  chế độ chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật  theo . (Bao gồm: Hỗ trợ học bổng cho học sinh khuyết tật; Hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập cho học sinh).

      13. Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2016 quy định chi tiết sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 

14. Thông tư số 40/TT-BTC ngày 28/4/2017 qui định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

15. Văn bản hợp nhất số 03/2017 ngày 23/06/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông

 

16. Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

17. Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/8/2018 quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật ; Hướng dẫn số 334/HD-LN ngày 31/3/2022 của Sở GDĐT- Sở Tài chính tỉnh Hải Dương về việc chi trả phụ cấp ưu đãi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập.

18. Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Ban hành chương trình Giáo dục Phổ thông

 19. Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/06/2020 hướng dẫn thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua  Kho bạc Nhà nước.

      20. Căn cứ Thông tư số 117/2021/TT-BTC, ngày 22/12/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 31/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 06 năm 2019 của Bộ tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

 21 . Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 hướng dẫn một số nội dung về

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

22. Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao.

23. Quyết định số 50/2017/QĐ-TTG ngày 31/12/2017 quy định về tiêu chuẩn định mức máy móc, thiết bị tại cơ quan, đơn vị ;

 24. Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND  ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

        25. Căn cứ Quyết định số 2678/QĐ-UBND, ngày 13/09/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ giảng dạy, học tập cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

26. Quyết định số 2637/QĐ-UBND ngày 16/10/2023 Về việc điều chỉnh, bổ sung một số quy định về mua sắm tài sản theo phương thức tập trung thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hải Dương;

 

27. Hướng dẫn liên ngành số 456/HDLN: GDĐT-NV-TC ngày 11/3/2024 về việc thực hiện chi trả kinh phí lao động Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập

28. Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND ngày 18/10/2024 của HĐND tỉnh Hải Dương quy định mức thu học phí và danh mục các khoản thu, mức thu, cơ chế quản lý thu, chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các trường mầm non, giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục đào tạo công lập khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

29. Công văn số 2528/HDLN SGDĐT-STC ngày 15/11/2024 của Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Hải Dương về việc hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 1280/UBND-GDĐT&TCKH ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà v/v hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện;

30. Quyết định số 2162/QĐ-UBND ngày  30/6/2022 của UBND huyện Thanh Hà về việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2023-2025;

31. Quyết định số 4214/QĐ-UBND ngày 20/12/2024 của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;

32. Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 về việc giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thuộc huyện năm 2025 đối với Trường TH Thanh Hồng là : 33 người

33. Quyết định số 4481/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 về giao số lao động hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế theo Nghị định 111/2022/NĐ- CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ trong các đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thuộc huyện năm 2025 đối với Trường TH Thanh Hồng là : 3 người (Giáo viên 0 người, nhân viên 03 người).

34. Căn cứ nghị quyết Hội nghị CBVC, người lao động năm học 2024- 2025.

35. Theo đề nghị của BCH công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân, cán bộ phụ trách công tác kế toán tại đơn vị;                

 36. Các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước có liên quan.

        37. Theo đề nghị của BCH công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân, cán bộ phụ trách công tác kế toán tại đơn vị;                

38. Theo tình hình thực tế tại đơn vị,

Điều 3: Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo nguyên tắc phù hợp với khả năng cân đối nguồn tài chính của đơn vị, trong phạm vi nguồn kinh phí được giao tự chủ.

- Cơ chế quản lý thu – chi của đơn vị dựa trên nguyên tắc công khai dân chủ theo quy định của pháp luật hiện hành và đều được phản ánh thông qua hệ thống sổ sách kế toán theo luật kế toán.

- Đối với nội dung chi không quy định tại quy chế này được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Điều 4: Đối tượng áp dụng quy chế

 Đối tượng thực hiện QCCTNB gồm: CBGVNV và các tổ chức không phân biệt hợp đồng hay biên chế thuộc nhà trường.

 

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

          A.  NGUỒN THU

Điều 5: Nguồn thu của đơn vị gồm:

         1. Kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên giao tự chủ.

         2. Kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên không giao tự chủ.

          - Kinh phí hỗ trợ tăng cường CSVC.

          - Kinh phí cấp bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học thuộc đối tượng chính sách.

          - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.

3. Tiền, hiện vật của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, công tác xã hội hoá giáo dục.

4. Phí giữ xe.

5. Tiền học tiếng Anh yếu tố nước ngoài; tiền dạy Kỹ năng sống; Hoạt động sinh hoạt Câu lạc bộ (nếu có)

6. Tiền học 2 buổi/ngày

7. Quỹ chăm sóc sức khoẻ ban đầu

8. Tiền bán trú

9. Tiền vệ sinh trường, lớp, nhà vệ sinh; Tiền điện điều hoà

10. Các khoản thu hợp pháp khác

    3. Các yêu cầu về quản lý nguồn thu.

          - Nguồn kinh phí do NSNN cấp được quản lý theo luật NSNN và các quy định hiện hành của nhà nước.

          - Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác phải đảm bảo thu đúng - thu đủ, thu kịp thời theo quy định, theo hợp đồng hoặc kế hoạch của đơn vị và được quản lý tập trung, thống nhất. Các khoản thu phải được sử dụng hệ thống hóa đơn, chứng từ do đơn vị chính thức phát hành, được theo dõi, hạch toán đầy đủ và quyết toán theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của đơn vị. Các bộ phận, cá nhân không được tự ý đặt ra các khoản thu, không nhân danh tư thông qua sự kiểm soát của thủ trưởng

đơn vị, thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

          B. NỘI DUNG CHI

Điều 6: Nội dung chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ của đơn vị.

1. Chi thanh toán cho cá nhân.

2. Chi quản lý hành chính.

3. Chi nghiệp vụ chuyên môn.

4. Mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên TSCĐ, CSVC.

5. Chi khác.

* Nội dung chi không thường xuyên: Thực hiện các nội dung công việc theo quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện; mua sắm tài sản, sữa chữa lớn TSCĐ, CSVC.

I.  THANH TOÁN CHO CÁ NHÂN

Điều 7: Chi lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương do nhà nước qui định; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc nếu có.

          1. Lương cơ bản

        Thực hiện theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024 ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Thông tư 07/2024/TT-BNV ban hành ngày 05 tháng 7 năm 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/7/2024 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

          Lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc của cán bộ viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn được nhà trường chi trả hàng tháng theo quy định trên cơ sở hệ số lương và mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

          Nghỉ phép năm thực hiện theo Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 ; Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/5/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 141/2011/tt-btc quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

          2. Các khoản phụ cấp có tính chất lương

2.1. Phụ cấp chức vụ hưởng theo chức danh

Thực hiện theo Thông tư số 33/2005/TT-BGD& ĐT ngày 08/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

STT

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp chức vụ tính trên lương cơ bản có tính BH

1

Hiệu trưởng

0.4

2

Hiệu phó

0.3

3

Tổ trưởng

0.2

4

Tổ phó

0.15

5

Hướng dẫn giáo viên tập sự

0,3

Phụ cấp chức vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm.

Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp chức vụ từ 3 tháng trở lên thì không được hưởng phục cấp chức vụ.

        2.2. Phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục

Thực hiện theo Thông tư số 01/2006/TTLT-BGD-BNV-BTC ngày 23/01/2006 về chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Cụ thể như sau:

+ Đối tượng áp dụng

- Giáo viên (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương đang trực tiếp giảng dạy tại trường.

- Giáo viên thực hành.

- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của trường trực tiếp giảng dạy đủ định mức giờ giảng. 

+ Mức phụ cấp

          - Mức phụ cấp 35%

+ Giáo viên không được hưởng phụ cấp ưu đãi trong các trường hợp

- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành ( Hướng dẫn tại Công văn số 7655/BNV-TL ngày 28/11/2024 của Bộ Nội vụ về việc chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo ngỉ ốm đau, thai sản)

- Trong thời gian bị đình chỉ dạy; bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

- Những giáo viên được điều động làm công tác khác Nhà trường giao sẽ hưởng lương như cán bộ hành chính trong thời gian không tham gia giảng dạy.

     2.3. Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo

Thực hiện theo Nghị định 77/NĐ – CP ngày 01/8/2021 qui định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

+ Đối tượng được hưởng

- Giáo viên đang trong biên chế trả lương của nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy.

         + Mức phụ cấp và thời gian tính thâm niên được tính như sau:

Giáo viên có thời gian giảng dạy có đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng. Từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% (Bao gồm cả thời gian trước đó giảng dạy tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia đóng BHXH, thời gian đang giảng dạy được điều động đi làm các công việc khác như: hải quan, tòa án, kiểm toán, thanh tra, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, thi hành án dân sự, công an và cơ yếu, quân đội)

+ Cách tính mức phụ cấp hàng tháng

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương ngạch bậc + Hệ số phụ cấp lãnh đạo, thâm niên vượt khung (nếu có)

x

Mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

x

 % phụ cấp thâm niên được hưởng

+ Nguyên tắc thực hiện

- Phụ cấp thâm niên nhà giáo được trả cùng kỳ lương hàng tháng

- Phụ cấp thâm niên nhà giáo được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm

2.4. Phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Căn cứ Luật kế toán số 88/2016; Theo qui định tại khoản 1, điều 11, TT 04/2018/TT-BNV ngày 27/3/2018 2018 quy định về việc xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.

- Phụ trách công tác kế toán: 0,1; Tổng phụ trách Đội: 0,1;

Phụ cấp trách nhiệm được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ Bảo hiểm.

Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

      2.5. Phụ cấp độc hại theo nghề

Thực hiện thông tư số 26/2006/TT- BVHTT ngày 21 tháng 2 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, viên chức ngành văn hóa thông tin.

+ Hệ số phụ cấp cho một số công việc cụ thể:

- Cán bộ quản lý thư viện: 0.2

 Phụ cấp độc hại theo nghề được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ Bảo hiểm.

      2.6. Phụ cấp vượt khung:

Thực hiện theo Mục III - Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ.

Hệ số phụ cấp VK = Hệ số lương ngạch bậc  x% phụ cấp vượt khung được hưởng.

Mức tiền PC vượt khung

=

Hệ số phụ cấp

 vượt khung

x

Mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

+ Nguyên tắc thực hiện

- Phụ cấp vượt khung được trả cùng kỳ lương hàng tháng

- Phụ cấp vượt khung được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm, dùng để đóng KPCĐ.

     2.7. Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giáo viên, dạy giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng

Thực hiện theo quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên thể dục thể thao.

+ Đối tượng áp dụng: Giáo viên dạy thể dục đã hết thời gian tập sự, thử việc.

+ Chế độ bồi dưỡng: Đối với môn giáo dục thể chất mức bồi dưỡng = 1%/mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định/1 tiết giảng thực hành.

+ Chế độ trang phục: Đối với giáo viên dạy thể chất được cấp 2 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 2 đôi giày thể thao/năm, 4 áo thể thao ngắn tay/năm

+ Nguyên tắc chi trả: Chế độ bồi dưỡng được chi trả cùng với thời điểm chi trả tiền lương hàng tháng. Chế độ trang phục được cấp 1 năm/lần vào thời điểm đầu năm học.

2.8. Chế độ bồi dưỡng đối với giáo viên tập sự và giáo viên hướng dẫn tập sự

Thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 115/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

+ Đối tượng áp dụng: Giáo viên đang trong thời gian tập sự (12 tháng) và giáo viên được Hiệu trưởng phân công hướng dẫn tập sự.

+ Chế độ bồi dưỡng: Đối với giáo viên tập sự được trừ 2 tiết/tuần. Đối với giáo viên được phân công hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương cơ sở trong thời gian hướng dẫn tập sự (không tính thời gian học sinh nghỉ hè).

+ Nguyên tắc chi trả: Đối với giáo viên hướng dẫn tập sự được chi trả phụ

cấp vào cuối năm học hoặc kết thúc tập sự.

      2.9. Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật

- Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên x 0,2 x tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật. Trong đó: 

Tiền lương 01 giờ dạy

 

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

 

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

 

+ Tiền lương hàng tháng bao gồm: Mức lương ngạch, bậc hiện hưởng + phụ cấp (Phụ cấp chức vụ, PC thâm niên vượt khung).

+ 12 tháng trong năm học được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.

       3. Tiền công đối với lao động theo vụ việc hoặc hợp đồng khoán chuyên      môn

 + Đối với giáo viên: Thực hiện theo Hướng dẫn liên ngành số 456/HDLN: GDĐT-NV-TC ngày 11/3/2024 về việc thực hiện chi trả kinh phí lao động Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Trường hợp khi chính sách tiền lương thay đổi, thì sẽ thực hiện mức chi trả theo hướng dẫn điều chỉnh mới nhất của Liên ngành.

+ Đối với lao động khác: Thực hiện thanh toán theo hợp đồng cụ thể tùy theo tính chất công việc, trình độ chuyên môn.

Điều 8: Làm thêm giờ đối với cán bộ không phải là giáo viên

         Thời gian làm thêm giờ thực hiện theo quy định tại điều 107 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019; thực hiện theo quy định tại điều 55, 56, 57 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Theo đó, các bộ phận phải chủ động rà soát công việc, phân công trong phạm vi công việc được giao để hoàn thành nhiệm vụ trong giờ hành chính. Trong trường hợp đột xuất hoặc do khối lượng công việc cần phải làm thêm giờ để đảm bảo hoàn thành công việc theo thời gian qui định, CBVC – giáo viên phải xin ý kiến và được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị. Đồng thời phải tuân thủ quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày theo qui định của pháp luật hiện hành. Nếu là công việc đột xuất có giấy báo làm thêm giờ, nếu công việc mang tính chất thường xuyên có bảng chấm công làm thêm giờ.

 

Trong đó: Mức 150% áp dụng đối với làm thêm giờ vào ngày thường, 200% áp dụng đối với làm thêm giờ vào ngày nghỉ, 300% làm thêm giờ vào ngày lễ, tết

Chú ý:  Không thanh toán làm thêm ngoài giờ với những thời gian làm thêm các công việc thường xuyên để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Các đối tượng như: Bảo vệ trực theo ca, các đối tượng hưởng lương khoán không được áp dụng quy định trên.

Điều 9: Thanh toán dạy vượt giờ đối với giáo viên

          1. Giờ chuẩn và giảm định mức giờ chuẩn

- Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (gọi tắt là Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT);

- TT15 ngày 09/6/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 28/2009/TT-BGDDT.

- TT 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/03/2016 Quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

          2. Thanh toán dạy vượt giờ:

     2.1. Đối tượng áp dụng:

Nhà giáo (kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

       2.2.Mức thanh toán:

a. Đối với nhà giáo dạy vượt giờ chuẩn theo quy định tại mục 1 điều 9 quy chế này do được phân công dạy 2 buổi/ngày thì được thanh toán theo khoản 4.2 mục II Công văn số 2528/HDLN SGDĐT-STC ngày 15/11/2024 của Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Hải Dương về việc hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 1280/UBND-GDĐT&TCKH ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà v/v hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện;

Mức chi trả tiền dạy 1 tiết vượt giờ buổi 2 năm học 2024-2025 của giáo viên được  chi  trả theo dự toán thu chi tiền học buổi 2/ngày đã được Phòng giáo dục đào tạo Thanh Hà phê duyệt theo năm học.

Nguồn thanh toán: Thu từ học sinh theo dự toán thu chi tiền học buổi 2/ngày đã được Phòng giáo dục đào tạo Thanh Hà phê duyệt theo năm học.

b. Đối với nhà giáo dạy vượt giờ chuẩn do có giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (có giấy nghỉ việc hưởng BHXH): Áp dụng chế độ Hợp đồng lao động và chi trả số tiền một tiết dạy vượt theo Hướng dẫn liên ngành số 456/HDLN: GDĐT-NV-TC ngày 11/3/2024 về việc thực hiện chi trả kinh phí lao động Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

    - Mức chi trả:

 Nếu ngân sách còn đủ tiền thì thanh toán theo quy định tại thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Nếu ngân sách không đủ tiền để thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐTBNV–BTC thì chi trả số tiền một tiết dạy vượt theo Hướng dẫn liên ngành số 456/HDLN: GDĐT-NV-TC ngày 11/3/2024 về việc thực hiện chi trả kinh phí lao động Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

    + Hồ sơ gồm: Thông báo nghỉ thai sản, giấy nghỉ ốm, giấy triệu tập và phân công chuyên môn (đ/c Phó hiệu trưởng)

c. Đối với nhà giáo dạy vượt giờ chuẩn do thực hiện những hoạt động chuyên môn khác: Nhà giáo dạy vượt giờ chuẩn do bộ phận chuyên môn phân công, bố trí dạy thay nhà giáo đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động (có giấy triệu tập), dạy thay nhà giáo được nghỉ hiếu hỉ theo quy định; dạy thay các tiết được miễn giảm đối với một số chức danh quản lý và chế độ giảm trừ định mức do nuôi con nhỏ dưới 12 tháng (4 tiết/người/tuần) theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

 Nếu ngân sách còn đủ tiền thì thanh toán theo quy định tại thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Nếu ngân sách không đủ tiền để thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐTBNV–BTC thì chi trả số tiền một tiết dạy vượt theo Hướng dẫn liên ngành số 456/HDLN: GDĐT-NV-TC ngày 11/3/2024 về việc thực hiện chi trả kinh phí lao động Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

    Điều 10: Chi các khoản đóng góp.

Chi đóng góp và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn phí của Cán bộ - viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chi đóng góp và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn phí của Cán bộ - viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 11: Chi tiền thưởng theo luật thi đua khen thưởng

   Thực hiện theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của  Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, có hiệu  lực  từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, cụ thể như sau:

       - Cách tính tiền thưởng

       + Tiền thưởng cho cá nhân được khen thưởng được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định công nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc quyết định khen thưởng.

       + Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương tối thiểu chung được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.

- Đối với cá nhân:

+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được hưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;

        + Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được hưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung.

+ Cá nhân được tặng giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã được tặng bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0.15 lần mức lương cơ sở.

     Điều 12: Hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên

      Theo quy định nghỉ ngày lễ, tết tại điều 112 Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó người lao động được nghỉ, nhưng tài sản của trường vẫn phải trông coi. Nhà trường phân công giáo viên, nhân viên trực ngày Lễ  và Tết, trực bão lụt phòng chống thiên tai dịch bệnh….

     Hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên được cơ quan cử hoặc phân công thêm các công việc khác ngoài chuyên môn trong những ngày lễ, ngày tết, ngày nghỉ nhưng phải đến trường trực bão lụt, phòng chống thiên tai, dịch bệnh...  mức chi từ 150.000đ đến 200.000 đồng/ buổi x số ngày thực làm.

      Điều 13: Chi học bổng và hỗ trợ khác cho học sinh, CB, GV, NV cử đi học tập, bồi đưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ:

       - Chi hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh khuyết tật, con thương binh theo quy định.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn chi theo thực tế phát sinh (phải có đầy đủ giấy tờ, chứng lý để làm căn cứ thanh toán).

II. CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Điều 14: Chi công tác phí

      Thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28  tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ hội nghị, công tác phí đối với cơ quan Nhà nước và sự nghiệp công lập. Theo nghị quyết số 32/2017/NQ–HĐND tỉnh ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Hải Dương;  Theo Nghị quyết 08/NQ-HĐND tỉnh

Hải Dương ngày 08 tháng 12 năm 2022.

+ Điều kiện để được thanh toán công tác phí

- Được Ban giám hiệu cử đi công tác

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao

- Có đủ chứng từ để thanh toán

-  Thanh toán tiền phương tiện công tác:

1. Trường hợp đi công tác theo đoàn (hoặc đi ghép đoàn) đã được bố trí ô tô đi công tác; đi công tác với người thuộc chức danh được bố trí xe đi công tác thì không được thanh toán tiền phương tiện công tác.

2. Trường hợp đi công tác phải tự túc phương tiện thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện.

a. Đi công tác ngoài tỉnh: Được thanh toán theo giá cước vận chuyển hành khách thực tế.

b. Đi công tác trong tỉnh (Chỉ áp dụng với trường hợp không khoán công tác phí): Cách trụ sở cơ quan 15 km trở lên được thanh toán theo mức khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0.2 lít xăng/km (giá tiền xăng được áp dụng tại thời điểm đi công tác). Được thanh toán lượt đi và lượt về.

- Phụ cấp lưu trú:  Là khoản tiền hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác phải nghỉ lại qua đêm nơi đến công tác (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác). Mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác trong tỉnh (không khoán công tác phí), cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên. Thủ trưởng cơ quan đơn vị ra quyết định mức chi cụ thể tối đa 80.000đ/ngày/người

   Đối với CB, GV, NV đi công tác ngoài tỉnh được thanh toán theo Quyết định  số 32/2017/QĐ- UBND ngày 19/12/2017.

          - Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

- Người đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán với các mức như sau:

+ Thành phố trực thuộc tỉnh, mức tối đa 200.000 đồng/ngày/người.

+ Tại các vùng còn lại mức tối đa 150.000 đồng/ngày/người.

- Trường hợp mức khoán trên không đủ để thuê chỗ nghỉ cán bộ viên chức được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn hợp pháp) như sau:

        + Tại các vùng còn lại mức tối đa không quá 400.000 đồng/ngày/phòng 2 người.

            Trường hợp đi một mình hoặc đoàn công tác lẻ người hoặc lẻ người khác giới được thuê phòng đơn với giá tối đa bằng 2/3 phòng thuê 2 người.

- Khoán công tác phí theo tháng

Đối tượng: Chi công tác phí khoán cho kế toán, văn thư: mức chi 450.000đồng/ tháng,  đi công tác 10 ngày/tháng.

- Chứng từ thanh toán công tác phí: (Điều 10- TT 40/2017)- nếu thanh toán theo hóa đơn thực tế, nếu khoán thì chỉ cần công lệnh và văn bản kế hoạch liên quan đến đợt công tác, nhưng đơn vị phải XD bảng tính chiều dài quãng đường công tác phù hợp với giá cước vận tải tại thời điểm tương ứng mới có cơ sở và căn cứ để tính chế độ khoán, nhất là tiền đi lại.

+ Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan đơn vị nơi đến công tác ( hoặc của khách sạn, nhà khách nơi đến lưu trú).

+ Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được hiệu trưởng phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

+ Hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay theo quy định của pháp luậtTrường hợp mất thẻ lên máy bay thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị cử đi công tác (áp dụng khi thanh toán chi phí đi lại theo thực tế).

+ Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán (áp dụng khi thanh toán khoán chi phí đi lại).

+ Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).

 Tiền khoán công tác phí theo tháng thanh toán trả cùng kỳ lương hàng tháng.

      Điều 15. Chi chế độ nghỉ phép

Do nguồn kinh phí có hạn nên giáo viên đã được nghỉ trọn 02 tháng hè nếu đi thăm người thân theo qui định thì sẽ được thanh toán tiền tàu xe đi lại nếu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, hợp pháp nhưng thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép không quá 2 triệu đồng/ người/năm;  Đối với nhân viên hành chính kể cả lãnh đạo không được nghỉ trọn 2 tháng hè cho nên nếu trong năm còn số ngày chưa bố trí nghỉ phép được thì sẽ được thanh toán tiền nghỉ phép tự túc. Thực hiện theo Thông tư số:141/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính  về việc sửa đổi, bổ sung  một điều của Thông tư số: 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể cách tính như sau: (Tiền lương + tiền phụ cấp chức vụ)/22 ngày x  số ngày nghỉ phép tự túc và chi vào cuối tháng 12 trong năm tài chính.

     Điều 16: Chi hội nghị, hội thảo, tổng kết cuối năm.

Thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị  đối với cơ quan Nhà nước và sự nghiệp công lập.

Thực hiện theo Nghị quyết số 51/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức hội nghị của các cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn Tỉnh Hải Dương.

Chi phí cho hội nghị được áp dụng thống nhất đối với các hội nghị: Khai giảng; Tổng kết năm học và hội nghị cán bộ viên chức.

- Hội thảo, hội nghị tổ chức tại trường được Hiệu trưởng duyệt chương

 trình, bộ phận chuyên môn lập dự toán với nội dung chi như sau:

+ Trang trí hội trường: Theo hóa đơn thực tế.

+ Chi tiền nước uống: 20.000đ đồng/1 buổi/đại biểu.

+ Chi tiền ăn đại biểu không hưởng lương: 100.000đ/ đại biểu/ hội nghị

+ In ấn tài liệu, văn phòng phẩm (nếu có): Theo thực tế.

          + Trang trí khánh tiết, thuê phông bạt, loa đài, bàn ghế, máy phát theo thực tế phát sinh.

           + Chi giảng viên: chỉ được chi tiền bồi dưỡng báo cáo viên cho hội nghị mang tính chất tập huấn chuyên môn.

       - Báo cáo viên cấp tỉnh: Mức chi 100.000đ - 150.000đ/buổi.

       - Báo cáo viên cấp huyện:Mức chi 80.000đ - 100.000đ/buổi.

       - Báo cáo viên cấp trường: Mức chi 50.000đ/buổi.

       - Chứng từ chi hội nghị: Điều 13 TT 40/2017.

        + Văn bản, kế hoạch tổ chức hội nghị được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

      + Hóa đơn, chứng từ hợp pháp và bảng kê thanh toán đối với các khoản chi bằng tiền cho người tham dự hội nghị theo quy định tại Thông tư này (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn, chứng từ thanh toán.

Điều 15: Chi Báo chí, thông tin liên lạc

  1. Điện thoại tại phòng làm việc:

  Chi theo thực tế hoá đơn

 2. Máy fax và cước phí sử dụng mạng Internet

       Căn cứ theo thông báo thực tế của Bưu điện để thanh toán.

        3. Báo chí tuyên truyền

        Căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng báo chí tại trường phục vụ cho công tác thông tin của nhà trường và thư viện. Thủ tục thanh toán theo quy trình thanh toán tại trường.

Điều 16: Chi vật tư văn phòng

          1. Chi văn phòng phẩm

1.1. Văn phòng phẩm phục vụ tuyển sinh, kỳ thi khảo sát, kết thúc học kỳ, thi cuối năm giao cho các tổ khối lập dự trù chi tiết được Hiệu trưởng phê duyệt, tiến hành mua sắm, sử dụng và thanh toán theo khối lượng công việc.

1.2. Văn phòng phẩm phục vụ Ban Giám hiệu, phòng máy phô tô, phòng(ban) của nhà trường, phòng hành chính làm đầu mối căn cứ nhu cầu sử dụng lập dự toán được Hiệu trưởng phê duyệt. Tiến hành mua, cấp phát trực tiếp, bộ phận sử dụng mở sổ theo dõi để dự trù cho đợt tiếp theo.

1.3. Khoán văn phòng phẩm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên: 50.000đ/tháng (Chi 10 tháng/năm học). Tiền khoán văn phòng phẩm được trả theo tháng thanh toán qua thẻ ATM.

          2. Chi mua sắm công cụ vật tư

          Ngoài ra còn một số vật tư hàng hóa khác phục vụ các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học, Thể dục (GDTC)… thì căn cứ vào nhu cầu thực tế, giáo viên bộ môn đề nghị lên nhà trường để nhà trường có kế hoạch mua sắm kịp thời phục vụ việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

          * Chi mua, in ấn chỉ : Trong năm học có các kỳ thi khảo sát chất lượng, thi hết học kỳ theo yêu cầu của phòng giáo dục thì chi như sau:

         - Những môn thi theo đề của phòng: Thanh toán tiền in ấn đề thi theo phiếu thu của phòng giáo dục.

        - Những môn thi nhà trường ra đề: Vì máy phô tô của nhà trường công suất nhỏ không phô tô được khối lượng lớn cùng một lúc hoạc trong những lúc máy hỏng cho nên bộ phận chuyên môn lập dự trù kinh phí phô tô đề, ký hợp đồng với cửa hàng phô tô theo số lượng thực tế. Thanh toán tiền theo hoá đơn hợp lệ và hợp đồng ký kết. 

- Chi trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, chăn,…: Không quá 5.000.000 đồng/năm

       - Sách tài liệu dùng cho chuyên môn: Mua sách, tài liệu phục vụ vụ chuyên môn khi có sự đồng ý của người phụ trách chuyên môn và thủ trưởng đơn vị. Phải có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

Điều 17: Chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu:

Thực hiện theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế ;

Nội dung chi:

- Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho CB, GV, NV, học sinh khi bị tai nạn thương tích và các bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục;

- Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Chi mua văn phòng phẩm, tủ tài liệu phục vụ việc quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh, người lao động;

- Chi mua sách, tài liệu, dụng cụ phục vụ hoạt động tuyên truyền, giảng dạy, giáo dục ngoại khoá về chăm sóc, tư vấn sức khoẻ;

- Chi trả tiền khám bệnh ban đầu cho học sinh tại trường.

      Mức chi:

     - Các khoản chi khác theo thực tế được Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 18 : Thanh toán dịch vụ công

Thực hiện Thông tư liên tịch 111/2009/BTC-BCT ngày 01/6/2009 hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan Nhà nước.

Nhà trường tăng cường biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm điện sử dụng. Phòng Hành chính - Kế toán thanh toán tiền điện giảng dạy, học tập, làm việc.

Mọi hành vi lãng phí trong sử dụng điện được xử lý theo quy chế xếp loại lao động hàng tháng.

- Chi theo thực tế (đảm bảo tiết kiệm tối đa)

    1. Điện sinh hoạt

- Hệ thống điện trong trường cơ bản đã được lắp đặt cố định. Mọi thành viên trong trường đều có trách nhiệm giữ gìn bảo quản, không làm hư hao, mất mát các thiết bị; khi sử dụng phải đảm bảo an toàn tiết kiệm.

- Hết giờ làm việc, học tập các cá nhân, các tập thể khi rời khỏi phòng phải tắt quạt, đèn, các thiết bị sử dụng điện, ngắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn.

- Cơ sở thanh toán: Hóa đơn thu tiền điện của điện lực hàng tháng.

- Mức chi: Theo hóa đơn thực tế.

- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt

    2. Tiền nước sạch

- Được chi theo thực tế sử dụng trên tinh thần tiết kiệm

- Cơ sở thanh toán: Hóa đơn thu tiền nước hàng tháng của cơ quan cung cấp nước.

- Mức chi: Theo hóa đơn thực tế

- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt

      3. Vệ sinh môi trường

- Căn cứ vào tình hình thực tế cần sử dụng các hóa chất vi sinh để khử mùi, khử khuẩn, diệt muỗi, mối, mua men tẩy rửa, bột khử mùi, bột thông tắc, mua đồ dùng dụng cụ vệ sinh, mua giấy vệ sinh, vim nước lau sàn nhà, chổi quét nhà, chổi lau nhà, ….theo nhu cầu thực tế nhưng phải tiết kiệm.

- Mức chi: Căn cứ vào hóa đơn thực tế

Nhà trường tăng cường biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm điện sử dụng. Phòng  Hành chính  - Kế toán thanh toán tiền điện giảng dạy, học tập, làm việc .

Mọi hành vi lãng phí trong sử dụng điện được xử lý theo quy chế xếp loại lao động hàng tháng.

2. Chi thuê mướn, dịch vụ

Phòng hành chính, các tổ bộ môn tiến hành làm hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng hoặc giao khoán công việc tuỳ theo tính chất và qui mô hoạt động của từng nội dung công việc được Hiệu trưởng phê duyệt.

     Các khoản thuê mướn khác theo thực tế phát sinh tại đơn vị.

Thực hiện theo Thông tư 36/2018: Cán bộ giáo viên, nhân viên đi học tập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn mà có Quyết định của cấp có thẩm quyền thì sẽ được thanh toán 100% tiền học phí và tiền tài liệu theo quy định hiện hành. Hồ sơ để thanh toán gồm : Quyết định cử đi học, giấy triệu tập, hóa đơn…

Điều 19: Chi tiếp khách

   Thực hiện Theo Nghị quyết số 04/2019/NQ - HĐND tỉnh Hải Dương  ngày 11/07/2019 ban hành qui định chế độ tiếp khách nước ngoài, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chế độ tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

a. Mức chi nước uống: 20.000đồng /01 buổi làm việc (nửa ngày)/người

b. Chi mời cơm : Các cơ quan đơn vị không tổ chức chi chiêu đãi đối với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định tổ chức mời cơm khách theo mức chi (bao gồm cả đồ uống) không quá 300.000đ/suất.

Mức chi mời cơm quy định tại điểm b điều này được áp dụng cho cả đại biểu của cơ quan tham gia tiếp khách.

      Điều 20 : Các hoạt động khác

          Tùy theo nhu cầu thực tế phát sinh được Hiệu trưởng phê duyệt phù hợp

với nguồn kinh phí của nhà trường và đúng thẩm quyền quy định.

III. CHI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Điều 21: Chi tuyển sinh

      - Chi hội đồng tuyển sinh: Do công tác tuyển sinh thực hiện vào đợt nghỉ hè của giáo viên cho nên chi phí cho những người làm công tác tuyển sinh do hiệu trưởng qui định mức chi cho từng thành viên trong hội đồng phù hợp với nguồn kinh phí của đơn vị. Căn cứ vào quyết định, bảng chấm công, để xác định số ngày làm việc của từng thành viên trong hội đồng, kế toán lập danh sách chỉ trả.      Mức chi: 150.000đ/người/ngày.

          Tùy thuộc vào tình hình thực tế công tác tuyển sinh của nhà trường, ban tuyển sinh và các phòng chức năng lập kế hoạch và dự trù chi tiết trình Hiệu trưởng phê duyệt:

                    - Hồ sơ gồm: Quyết định, Kế hoạch, Dự toán chi phí cho tuyển sinh, bảng chấm công, danh sách chi trả

     Điều 22: Chi nghiệp vụ chuyên môn     

     - Chi mua c¸c lo¹i t¹p chÝ, s¸ch, tµi liÖu dïng cho CM, hµng ho¸, vËt t­­ phôc vô cho CM, tói bµi kiÓm tra, sæ häc b¹: (c¨n cø vµo nhiÖm vô n¨m häc, chi theo thùc tÕ c«ng viÖc).

- Chi cho hoạt động tổ chức chuyên đề, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn thực hiện CTGDPT 2018 theo thực tế mỗi lần tổ chức (không quá  100.000đ/lần).

- Photocopy: Chỉ thực hiện photo công văn, tài liệu, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các văn bản lưu hành nội bộ khi có ý kiến của lãnh đạo đơn vị. Không poto văn bản, tài liệu,... cho bên ngoài, các nhu cầu của cá nhân trong đơn vị.

- Chi mua, in giấy khen, đánh vi tính cho HS thanh toán theo chứng từ thực tế. 

- Sách chuyên môn, tài liệu tham khảo, các loại sách phục vụ công tác chuyên môn, thông tin phục vụ nghiên cứu dạy và học được mua phù hợp với yêu cầu công việc (nhưng tiết kiệm và thật cần thiết đáp ứng nhu cầu dạy và học của trường), được lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Ưu tiên mua SGK, SGV, sách điện tử, sách tham khảo của lớp 1, 2.

- Chi mua bổ sung danh mục trang thiết bị dạy học tối thiểu của lớp 1 theo Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành danh mục thiết bị dạy học lớp 1.

- Chi mua vật liệu làm đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy thao giảng, thực hành mẫu, các hội thi của huyện, tỉnh: Thanh toán chứng từ chi theo thực tế với mức chi trên tinh thần tiết kiệm (được xem xét từng trường hợp cụ thể được lãnh đạo phê duyệt).

- Chi tổ chức các hội thi phục vụ chuyên môn: Thanh toán chứng từ chi theo thực tế với mức chi trên tinh thần tiết kiệm.

- Chi luyện tập để tham gia các hội thi do ngành tổ chức: Thanh toán theo chứng từ, hóa đơn thực tế (kèm theo văn bản của cấp trên tổ chức hội thi, đề cương và kế hoạch thực hiện).

            - Chi nghiệp vụ chuyên môn khác:  Theo thực tế phát sinh.

         - Chi hướng dẫn tập sự đối với giáo viên mới được tuyển dụng

          Theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;      Mức chi bằng 0,3 mức lương cơ bản, chi trả cùng kỳ lương hàng tháng.

          - Chi thưởng cho học sinh theo quyết định của nhà trường.

 + HS được khen thưởng cuối năm (Khen thưởng bằng hiện vật): Mức chi không quá 30.000đ/em/năm

+ Học sinh đạt giải các hội thi giao lưu các cấp (Khen thưởng bằng tiền) mức chi không quá:

- Nhất: Tỉnh: 300.000 đồng, huyện: 150.000 đồng,

- Nhì: Tỉnh: 250.000 đồng,      huyện: 120.000 đồng,

- Ba: Tỉnh: 200.000 đồng, huyện: 80.000 đồng,

- KK: Tỉnh: 150.000 đồng, huyện: 50.000 đồng,

 

IV. CHI MUA SẮM, SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TSCĐ, CSVC

Điều 23: Chi sửa chữa, mua sắm thường xuyên

- Tài sản và thiết bị chuyên dùng, tài sản và thiết bị văn phòng, các thiết bị công nghệ thông tin, tài sản và thiết bị khác cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Căn cứ thực tế sử dụng cho hoạt động chuyên môn, quản lý, phục vụ do các bộ phận để nghị, đầu năm phòng (bộ phận) Hành chính - Quản trị lập dự toán được thủ trưởng phê duyệt.

          - Mất mát, hư hỏng tài sản do nguyên nhân chủ quan cá nhân gây ra thì cá nhân phải chịu trách nhiệm sửa chữa, bồi hoàn.

          - Tài sản mua sắm tập trung nhằm duy trì đảm bảo hoạt động thường xuyên của nhà trường thực hiện theo quy định, định mức sử dụng tài sản nhà nước hiện hành của Nhà nước và theo phân cấp của tỉnh.

          - Chi sửa chữa cửa, tủ giá thư viện, tủ lớp học, bàn ghế học sinh, bàn ghế GV ... : (Giá thực tế tại thời điểm)

          - Sửa chữa máy vi tính, máy in, máy chiếu… khi hỏng : (Giá thực tế tại thời điểm)

- Sửa chữa chám vá các phòng học, phòng chức năng, nhà để xe, sửa cửa, khóa các phòng học, phòng chức năng... (Giá thực tế tại thời điểm)

          - Sửa chữa, nâng cấp bảo trì hoàn thiện phần mềm máy tính(Theo thực tế)

          - Sửa chữa, nâng cấp đường điện, hệ thống ống nước

          - Quét vôi ve các phòng học, khu nhà làm việc.

- Sửa chữa, mua sắm các TS khác phát sinh trong năm (Giá thực tế tại thời

điểm)

Hồ sơ thanh toán phải đầy đủ gồm: dự trù kinh phí do bộ phận chuyên môn lập, hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng.

Tất cả việc mua sắm, sữa chữa thường xuyên TSCĐ, CCDC nêu trên thực hiện theo đúng định mức và quy định hiện hành của nhà nước và quyết định phân cấp của tỉnh. Thủ tục thanh toán theo quy định hiện hành và quy trình thanh toán tại đơn vị.

      V. CHI KHÁC

     Điều 24. Chế độ chi khác   

  + Chi trang trí khánh tiết, thuê phông bạt:  Chi theo thực tế phát sinh

  • Phun thuốc muỗi phòng bệnh, phòng chống dịch cho học sinh;
  • Thông tắc, hút bể phốt.
  • Dọn cỏ, dọn hệ thống cống rãnh xung quanh trường học.

 - Chi tiếp khách:

          + Chi tiếp khách đến làm việc tại cơ quan: 

- Mức chi tiếp khách (được áp dụng cho cả người tiếp khách) tối đa:

200.000 đ/người .

- Mức chi tiền nước uống đối với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị tối đa  20.000 đ/người/ngày

Lưu ý: Khi có khách BGH, công đoàn, các ban ngành đoàn thể đại diện cho nhà trường tiếp khách.

 - Chi chè nước họp PHHS: 120.000 đ/lớp/đợt

 - Chi mua chè khô phục vụ hoạt động của trường theo thực tế phát sinh

 - Mua bổ sung cây cảnh trong trường theo thực tế phát sinh.

- Các khoản chi khác không nằm trong định mức phải có sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị.

       Tùy theo nhu cầu thực tế phát sinh được Hiệu trưởng phê duyệt phù hợp với nguồn kinh phí của nhà trường và đúng thẩm quyền qui định.

CHƯƠNG III: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

 CÁC NGUỒN THU DỊCH VỤ, THU KHÁC NGOÀI NSNN

  Điều 25. Tin hc bui hai

          1. Thu tiền học buổi hai:

    - Mức thu: Mức thu Căn cứ Nghị Quyết số 08/2022/NQ – HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND tỉnh Hải Dương, được sự thống nhất  giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, đảm bảo cha mẹ học sinh nhất trí 100% và được Phòng Giáo dục phê duyệt.

     - Miễn tiền học cho học sinh con hộ nghèo, học sinh khuyết tật (100%) , cận nghèo (50%)

          2. Chi thanh to¸n d¹y 2 buæi/ngµy:

         Áp dụng công văn số 1280/UBND GDĐT&TCKH Về việc hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện. Hướng dẫn số 538/SGDĐT-KHTC ngày 16/5/2017 của Sở GDĐT của Sở GD&ĐT Hải Dương.

       Chi theo số thực thu trên tinh thần kế hoạch và dự toán thu - chi tiền học

 buổi 2/ngày hàng năm được thỏa thuận thống nhất với CMHS và được Phßng

 GD&ĐT phª duyệt.  §Þnh møc chi lµ:

+ Tỉ lệ 80% chi trả  cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

           + Tỉ lệ 15% chi cho công tác quản lý thu chi, tổ chức lớp học. Cụ thể:

                     Hiệu trưởng: 6.5%.

                    02 Phó HT : 5.5 %

                     Kế toán: 1,2%.

                     Thủ quỹ: 0.85%.

                Các chức danh quản lý, nhân viên khác (TTCM, TPTĐ, TV): 0,95%

+ Tỉ lệ 5% chi hỗ trợ tiền điện, nước, mua sắm văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ học 2 buổi/ ngày.

          Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học 2 buổi/ ngày thông qua bộ phận kế toán của nhà trường vào cuối năm học.

      Điều 26 . Tin dịch vụ bán trú

Thực hiện theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND ngày 18/10/2024 của HĐND tỉnh Hải Dương. Cụ thể các mục thu quy định tại tại khoản 2 mục II phụ lục số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND là:

       1. Phần thu: Theo thảo thuận với cha mẹ học sinh trên nguyên tắc lấy thu bù chi không kinh doanh và tuân thủ Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND ngày 18/10/2024 của HĐND tỉnh Hải Dương. Cụ thể các mục thu quy định tại tại khoản 2 mục II phụ lục số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND, trên cơ sở lấy thu bù chi, không mang tính chất kinh doanh và được quyết toán công khai. Bao gồm các khoản thu:

          1.1. Tiền trang thiết bị bán trú.

+ Thu tiền trang thiết bị bán trú:

- Mức thu: Theo dự toán chi và thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, đảm bảo cha mẹ học sinh nhất trí 100% mức thu là 200.000.đ/học sinh/khóa học.

       1.2. Tiền ăn bán trú của học sinh.

 + Thu tiền ăn bán trú của học sinh:

    - Mức thu: Theo thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, đảm bảo cha mẹ học sinh nhất trí 100% mức thu là 20.000đ/học sinh/bữa

       1.3. Tiền phụ phí.

    - Mức thu: 45.000đ/học sinh/tháng.

    1.4. Tiền chăm sóc bản trú:  

- Mức thu: Theo thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, đảm bảo cha mẹ học sinh nhất trí 100% mức thu là 135.000đ/tháng;

       2. Phần chi:

2.1. Tiền trang thiết bị bán trú

 Chi tiền trang thiết bị bán trú phục vụ các nội dung sau: Chi mua chăn, chiếu, gối, khăn mặt, giá treo khăn mặt và các thiết bị thực tế của bếp ăn .... phục vụ học sinh bán trú. Chi theo dự toán và được sự thống nhất với CMHS.

      2.2. Tiền ăn bán trú của học sinh.

+ Tiền ăn: Chi  toàn bộ vào bữa ăn của các cháu ( có hóa đơn chứng từ mua bán, có kiểm tra thực đơn và công khai tài chính hàng ngày,  quyết toán hàng tháng) 

       2.3. Tiền phụ phí.

+ Tiền ga, điện, nước, chất  theo thực tế phát sinh.

    2.4. Tiền chăm sóc bản trú:

+ Chi tiền chăm sóc bản trú như sau:

   Hợp đồng với người cấp dưỡng, bảo mẫu 9 tháng từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau lương được hưởng căn cứ vào số HS ăn bán trú đăng ký tại trường.

          +  Chi tiền chăm sóc bán trú như sau:

STT

Nội dung

Định mức chi %

Ghi chú

1

Chi GVCN giao nhận HS, phối hợp quản lý học sinh

3.7%

 

2

Chi phục  vụ ăn, ngủ

25.5

 

4

 Chi NV nấu ăn

44.7

 

3

Chi cho công tác tổ chức, quản lý bán trú

+ HT: 7%

+ HP:  5.5%

14.7

 

 

 

4

Chi quản lý tài chính:

+ KT: 3.5%

+ TQ-Y tế: 3%

10

 

 

 

 

 

 

6

Chi công việc phát sinh (kiểm tra, lưu mẫu thức ăn 3 bước đảm bảo VSATTP; dọn vệ sinh, tập huấn, kiểm kê, bảo vệ, thu gom rác.Chi thu gom rác

1.4

 

Tổng cộng

 

100%

 

 

* Lưu ý: Khi có hướng dẫn mới hoặc giá cả tăng cao không đảm bảo chất lượng bữa ăn thì xin ý kiến PHHS thiết lập mức thu mới không vượt quá quy định tại Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND ngày 18/10/2024 của HĐND tỉnh Hải Dương

     Điều 27. Tiền vệ sinh trường lớp, nhà vệ sinh

    Thực hiện theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND ngày 18/10/2024 của HĐND tỉnh Hải Dương. Mức thu chi quy định tại khoản 3 và khoản 4 mục II; khoản 1 mục III phụ lục số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND, cụ thể:

.           Mức thu : 15.000đ/HS/tháng

- Mức chi: Chi trả tiền lao công, thu gom rác ra bãi rác  70%

                              - Mua dụng cụ vệ sinh, giấy vệ sinh, nước tẩy rửa, lau sàn… 30%

      Điều 29. Tin nước uống

+ Thực hiện theo quy định tại  TT liên tịch số 13/2016 của Bộ Y tế, Bộ GD ĐT quy định về công tác y tế trường học và thoả thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.

+ Mức thu: 9.000đ/hs/tháng.

+ Mức chi: Chuyển trả về nhà cung cấp 100% số tiền thu được.

Điều 30. Tiền trông xe đạp

+ Thực hiện theo Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc quy định giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Cụ thể như sau:

- Thu: Xe đạp 10.000đ/xe/tháng.

- Chi:         - Trông giữ xe: 60%

                         - Nộp thuế nhà nước: 10%

  - Chi tiền sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà để xe; Các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho công tác trông  xe:  30%

Điều 31. Bo him y tế

+ Mức thu: Thu theo luật của nhà nước.

+ Mức chi: Nộp toàn bộ số tiền thu được về BHXH sau đó BHXH sẽ trích chuyển kinh phí CSSKBĐ cho học sinh theo quy định. Phần trích chuyển trên sẽ được chi như sau: Chi công tác tuyên truyền cho giáo viên và bộ phận công tác y tế, chi mua thuốc vật tư y tế để phục vụ công tác CSSKBĐ cho học sinh. Phần chi này cuối năm sẽ được quyết toán cho BHXH.

Điều 32. Đồng phục học sinh

+ Thu theo thoả thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh

+ Mức chi: Chuyển trả về nhà cung cấp 100% số tiền thu được

      Điều 33. Tiền dịch vụ tin nhắn, sổ LLĐT:

Thu theo hợp đồng cung cấp dịch vụ tin nhắn trên mạng di động với chỉ nhánh công ty Liên lạc Điện tử. Mức tiền theo sự thỏa thuận giữa Cha mẹ học sinh – Nhà trường

          Nộp 100% cho đơn vị cung cấp

Điều 34. Các khoản đóng góp tự nguyện, thỏa thuận khác:

Bo him thân th

+ Theo hướng dẫn của công ty Bảo Việt Hải Dương  và tự nguyện đóng

góp của phụ huynh học sinh

+ Mức thu: 200.000đ/năm/ học sinh

+ Mức chi: Nộp toàn bộ kinh phí thu được về bảo hiểm số tiền đã đóng góp của học sinh.

       Các khoản đóng góp khác như quỹ hội CMHS, tài trợ CSGD ...theo thỏa thuận với Cha mẹ học sinh, trên tinh thần tự nguyện.

          Điều 35: Quy định về việc lựa chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền trích lập các Quỹ của đơn vị, các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ theo quy định  

          - Đơn vị thống nhất gửi toàn bộ số tiền thu từ hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ theo quy định và số tiền chênh lệch để trích lập các quỹ tại Ngân hàng theo hình thức gửi không kỳ hạn ( hoặc kỳ hạn bao nhiêu tùy đơn vị, tùy từng nguồn).

- Số tiền lãi thu được, được coi là nguồn thu của đơn vị, được theo dõi, hạch toán đầy đủ theo chế độ tài chính, kế toán hiện hành.

CHƯƠNG VI : SỬ DỤNG KINH PHÍ TIẾT KIỆM

Điều 36 : Phân bổ kinh phí tiết kiệm

Hàng quý, đơn vị tự xác định số chênh lệch thu chi trong quý, thực hiện tạm chi thu nhập tăng thêm tối đa 20% số chênh lệch, tạm chi phúc lợi khen thưởng theo quy định tại quy chế này.

Cuối năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi thường xuyên và các khoản chi khác, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với cơ quan thu, số chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị nhóm 4 ưu tiên chi theo thứ tự sau :

-  Bổ sung TN cho VC, NLĐ Tối đa không quá 0,3 lần quỹ tiền lương, theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người;

- Chi khen thưởng và phúc lợi: Thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo kết quả công tác và thành tích đóng góp; chi cho các HĐ phúc lợi tập thể của VC, NLĐ; trợ cấp khó khăn đột xuất cho VC, NLĐ, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người LĐ trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;

- Số KPTK được, cuối năm chưa sử dụng hết DDV được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.

 Điều 37 : Sử dụng kinh phí tiết kiệm

1. Chi BSTN tăng thêm

Phần thu nhập tăng thêm được chi trả cho người lao động trong biên chế và lao động hợp đồng đã hết thời gian tập sự theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng nhiều hơn.

Thu nhập tăng thêm của từng cá nhân phụ thuộc vào tổng mức thu nhập tăng thêm của trường được xác định trong năm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ công tác, mức độ trách nhiệm của từng cá nhân. Việc xác định khả năng hoàn thành nhiệm vụ  hiệu suất công tác của cán bộ viên chức được phân loại theo hình thức xếp loại A, B, C. Từ đó làm cơ sở cho việc xác định thu nhập tăng thêm cho từng người.

Ví dụ

+ Thu nhập tăng thêm của cá nhân được tính như sau:

Thu nhập tăng thêm = Mức lương cơ bản  x  Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm x Hệ số kết quả lao động ( ABCD)

-  Hệ số ĐC thu nhập tăng thêm:

Hệ số lương

Gồm: hệ số theo ngạch, bậc lương + phụ cấp thâm niên vượt khung + phụ cấp chức vụ 

Hệ số ĐC  thu nhập

 tăng thêm :

  • Nhỏ hơn 2,0

1,0

  • Từ 2,10 đến dưới 3,0

1,5

  • Từ 3,0 đến dưới 4,0

2,0

  • Từ 4,0 đến dưới 5,0

2,5

  • Từ 5,0 đến dưới6,0

3,0

      -   Hệ số xếp loại lao động :

  • Kết quả đánh giá cán bộ hàng năm

Hệ số kết quả lao động

  • Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

2,0

  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ

1,5

  • Hoàn thành nhiệm vụ

1,0

  • Không Hoàn thành nhiệm vụ

Không có

Hội đồng đánh giá xếp loại lao động của nhà trường tổ chức đánh giá xếp loại cho từng cán bộ, giáo viên trình hiệu trưởng phê duyệt.

- Tổ hành chính làm đầu mối tập hợp và gửi BGH và công đoàn nhà trường. Tiền thu nhập tăng thêm được tạm chi hàng tháng, hoặc hàng quý hoặc cuối năm, bằng hình thức chuyển tiền qua thẻ ATM.

2. Chi khen thưởng, phúc lợi

         2.1. Chi khen thưởng

Ngoài nội dung và mức chi thực hiện theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm  2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua then thưởng,  hằng năm đơn vị chi khen thưởng cho cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào kết quả hoạt động của đơn vị.

2.1.1. Danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm

STT

Danh hiệu

Mức chi tối thiểu/người/năm (đồng)

I

Cá nhân

 

1

Lao động tiên tiến

100.000

2

Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở

100.000

 

2.2 Chi phúc lợi

2.2.1. Chi ngày lễ tết trong năm cho cá nhân

+ Đối tượng áp dụng

- Cán bộ viên chức có thời gian công tác tại trường đã hết thời gian tập sự.

- Những đối tượng không đủ điều kiện trên, căn cứ vào tình hình thực tế Hiệu trưởng quyết định.

+ Mức chi

- Mức chi có thể thay đổi vào từng thời điểm, cụ thể như sau:

STT

Nội dung chi

Số tiền/người (đồng)

1

Tết âm lịch

300.000

2

Ngày 20/11

200.000

2.2.2. Chi tham quan, nghỉ mát, du xuân

Tham quan, du xuân do Công đoàn phát động tổ chức. Nhà trường hỗ trợ tiền xe, lệ phí tham quan.

2.2.3 Thăm hỏi CBGVNV đi viện: 100.000đ/người/năm

2.2.4. Chi hiếu, hỷ

- Chi việc hiếu đối với CBVC, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng (vợ), chồng(vợ),

con của CBVC nhà trường 300.000 đồng/người.

2.2.5. Chi việc hiếu đối với cán bộ của đơn vị quan hệ công tác

- Chi việc hiếu đối với CBVC đã nghỉ hưu, cán bộ lãnh đạo có quan hệ công tác: 100.000 đồng/người

- Chi việc hiếu, hỷ đối với cán bộ lãnh đạo các đơn vị có quan hệ công tác với trường tối đa 100.000 đồng/người.

2.2.6. Chi chia tay cán bộ hưu

- Phần quà hưu trí (quà kỷ niệm): Không quá 200.000 đồng/người.

CHƯƠNG V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm tổng quan các chi hoạt động của nhà trường. Hàng năm quy chế chi tiêu nội bộ được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của nhà trường và sự thay đổi các quy định của Nhà nước. Các văn bản quy định riêng về chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể được coi như một phần của quy chế này.

          Điều 38: Quản lý tài chính tại đơn vị

 - Toàn bộ các khoản thu chi tài chính do hiệu trưởng quyết định hình thức thu, địa điểm thu, điều hành được quản lý tập trung thống nhất, thông qua cán bộ phụ trách công tác kế toán của nhà trường. Đối với các khoản thu và nhiệm vụ chi nhà nước không qui định hiệu trưởng quyết định mức thu, hình thức thu, địa điểm thu theo đúng qui định của pháp luật.

- Các khoản thu, chi tài chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định và Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Tuy nhiên các khoản chi có thể cao hơn hoặc thấp quy định tùy theo tình hình tài chính thực tế tại trường. Những trường hợp như vậy có Quyết định của Hiệu trưởng.

     - Các khoản thu – chi chưa được nêu ở trong quy chế này nếu có phát sinh, trên cơ sở các văn bản quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền, do hiệu trưởng quyết định sau khi đã thống nhất trong Ban Giám hiệu.

- Thực hiện lập, chấp hành dự toán, quyết toán báo cá tài chính theo quy định và các văn bản pháp lý liên quan.

- Thực hiện chế độ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

          Điều 39: Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn và phối kết hợp với các tổ bộ môn, cá nhân có liên quan thực hiện Quy chế này.

Trưởng các tổ bộ môn có trách nhiệm phổ biến quy chế đến cán bộ viên giáo viên tại đơn vị mình để thực hiện quy chế trong đơn vị.

Điều 40: Hiệu lực quy chế

Quy chế này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Những quy định trước đây của nhà trường về quản lý thu chi tài chính trái với nội dung quy chế này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, quy chế chi tiêu nội bộ có thể được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định mới của Nhà nước và tình hình thực tế của nhà trường do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của công đoàn, các tổ bộ môn, các khối của trường.

Quy chế này đã được hội nghị cán bộ viên chức, người lao động trường Tiểu học Thanh Hồng với 100% ý kiến đồng ý.

 

N¬i nhËn:                 

- Phßng Tµi chÝnh huyÖn;

- KBNN huyÖn;

- L­u KT.

 

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN                   HIỆU TRƯỞNG

                                                         

 

        Bùi Thị Cúc                                Nguyễn  Thị Tuyết

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Liên đội trường Tiểu học Thanh Hồng đã tổ chức chương trình “Ngà ... Cập nhật lúc : 22 giờ 10 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Thanh Hồng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) ... Cập nhật lúc : 23 giờ 18 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Liên đội trường Tiểu học Thanh Hồng tổ chức buổi tuyên truyền về “Luật trẻ em, quyền tham gia của trẻ em”. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 42 phút - Ngày 23 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Vào chiều ngày 24/09/2024, Trường Tiểu học Thanh Hồng đã tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động nhằm tổng kết các hoạt động của năm học 2023-2024 và đề ra phương hướng cho năm học mới ... Cập nhật lúc : 7 giờ 30 phút - Ngày 25 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Sau khi siêu bão Yagi qua đi, người dân Thanh Hồng nói riêng và nhân dân các xã khu Hà Đông nói chung lại phải tiếp tục gồng mình chống chọi với nguy cơ tràn đê, vỡ đê do nước từ thượng nguồ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 2 phút - Ngày 14 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Bão số 3 Yagi đã gây thiệt hại lớn về tài sản tại trường Tiểu học xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 50 phút - Ngày 13 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng 5/9, Trường Tiểu học Thanh Hồng long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025. Dự lễ khai giảng có đồng chí Tăng Bá Bay - Phó Bí thư Huyện uỷ; Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 13 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 22/8/2024, 131 em học sinh lớp 1 đã nô nức tựu trường tại trường Tiểu học Thanh Hồng. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 2 phút - Ngày 22 tháng 8 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Thanh Hồng thông báo danh sách học sinh trúng tuyển lớp 1 năm học 2024 - 2025 ... Cập nhật lúc : 22 giờ 24 phút - Ngày 21 tháng 8 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Thanh Hồng thông báo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2024-2025 . ... Cập nhật lúc : 22 giờ 36 phút - Ngày 2 tháng 7 năm 2024
Xem chi tiết
12345